Các xét nghiệm cơ bản khi mang thai!

Trong thời kỳ mang thai, một số xét nghiệm được đề xuất cho tất cả mẹ bầu như là một phần của việc chăm sóc sức khỏe thường xuyên trước khi sinh. Các xét nghiệm này có thể giúp tìm ra vấn đề có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cho cơ thể của mẹ và cả thai nhi.

Các xét nghiệm cần được thực hiện sớm trong thai kỳ:

1. xét nghiệm cần được thực hiện sớm trong thai kỳ

Xét nghiệm phân tích tế báo máu là một trong những xét nghiệm quan trọng mà các mẹ bầu cần thực hiện. Xét nghiệm CBC có thể giúp các mẹ bầu xác định:

Số lượng hồng cầu có thể cho thấy cơ thể có đang bị thiếu máu hay không.

Số lượng tế bào bạch cầu cho thấy có bao nhiêu tế báo giúp chống lại bệnh tất có trong máu của người mẹ.

Số lượng tiểu cầu có thể tiết lộ liệu người mẹ có gặp vấn đề về đông máu hay không.

2. Nhóm máu

Việc xét nghiệm nhóm máu sẽ giúp mẹ bầu và các bác sĩ sẽ theo dõi được yếu tố Rh trong máu của bạn. Rh là một protein có thể có trên bề mặt hồng cầu. Hầu hết mọi người đều có yếu tố Rh hay Rh dương tính. Những người khác không có yếu tố Rh là Rh âm tính.

Trong trường hợp thai nhi là Rh dương tính. Nhưng cơ thể người mẹ là Rh âm tính thì cơ thể mẹ vẫn có thể tạo ra các kháng thể chống lại yếu tố Rh. Những kháng thể này có thể làm hỏng tế bào hồng cầu của thai nhi

3. Xét nghiệm nước tiểu

Vì sao mẹ bầu cần xét nghiệm nước tiểu trong thời kỳ mang thai?. Vì trong nước tiểu có thể kiểm tra các tế bào hồng cầu. Giúp xác định khả năng thai phụ có bị bệnh về đường tiết niệu hay không. Các tế bào bạch cầu sẽ xác định việc bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay hàm lượng gulose. Nếu mức độ cao có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng đo được lượng protein. Nếu nồng độ protein cao trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Một trong những biến chứng nghiêm trọng thường xảy ra trong thời kỳ mang thai hoặc sau khi em bé ra đời.

4. Nuôi cấy mẫu nước tiểu

Xét nghiệm nuôi cấy nước tiểu giúp kiểm tra nước tiểu của sản phụ để tìm ra những vi khuẩn, nguồn cơn gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

5. Xét nghiệm Rubella

Rubella có thể gây nên dị tật bẩm sinh cho trẻ nếu mẹ bầu bị nhiễm bệnh trong quá trình mang thai.

Đối với xét nghiệm Rubella, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người mẹ. Nhằm để kiểm tra xem liệu trong quá khứ đã từng bị nhiễm Rubella . Hay đã được tiêm vắc – xin chống lại căn bệnh này.

Nếu người phụ nữ chưa từng bị Rubella trước đây hoặc chưa tiêm phòng thì điều cần làm là tránh tiếp xúc với bất kỳ người nào đang mắc bệnh này trong thời kỳ mang thai. Vì khả năng lây lan của nó là rất cao.

Ngoài ra, nếu người mẹ chưa tiêm vắc-xin thì cần tiêm ngay sau khi sinh. Ngay cả trong giai đoạn đang cho con bú. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai thì người mẹ không được phép tiêm ngừa Rubella.

6. Các xét nghiệm viêm gan B và viêm gan C

Đối với phụ nữ khi mang thai nếu bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C thì có thể truyền virus cho thai nhi. Vậy nên tất cả phụ nữ mang thai cần phải xét nghiệm việc nhiễm virus viêm gan B hay không.

Trong một số trường hợp, nếu có những dấu hiệu về khả năng nhiễm viêm gan C thì sản phụ sẽ được chỉ định để thực hiện xét nghiệm  ngay.

7. Nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)

Tất cả phụ nữ khi mang thai cần được làm xét nghiệm giang mai và chlamydia sớm trong thai kỳ. Vì hai căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Nếu không may mắc bệnh, mẹ bầu sẽ được tiến hành điều trị kịp thời và hiệu quả. Nếu phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lậu, tuổi từ 25 trở xuống hoặc sống trong khu vực có người mắc bệnh cũng cần đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.

8. HIV

Nếu một phụ nữ khi mang thai bị nhiễm HIV thì khả năng cao là có thể truyền virus trực tiếp cho thai nhi. HIV tấn công các tế bào của hệ thống miễn dịch cơ thể và gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS).

các xét nghiệm cơ bản trước khi mang thai

Trong trường hợp không may. Người mẹ đang mang thai và bị nhiễm HIV thì có thể được hướng dẫn cho dùng thuốc. Hoặc thực hiện các bước khác để ngăn ngừa và giảm đáng kể nguy cơ lây truyền HIV trong khi mang thai, chuyển dạ hoặc sinh nở.

9. Xét nghiệm lao (TB)

Những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh lao cao như những người bị nhiễm HIV. Hoặc sống gần gũi với người mắc bệnh lao cũng cần được thực hiện loại xét nghiệm này ngay.

10. Xét nghiệm virus zika

Đối với những phụ nữ mang thai. Nếu có đi du lịch qua các vùng dịch nhiễm virus Zika thì cần thông báo ngay với các cán bộ y tế.  Để tiến hành những bước kiểm tra để xem sản phụ có hay không nhiễm loại virus này.