Những lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới là một việc làm cần thiết. Nhằm phát hiện sớm các bệnh cũng như điều trị kịp thời bệnh mà bạn đang gặp phải. Khám sức khỏe sinh sản lại càng cần thiết hơn đối với nữ giới. Tuy nhiên, cũng có những lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới bạn cần biết để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi.

1.Các xét nghiệm trong gói khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới

những lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Khi tiến hành kiểm tra sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Nữ giới sẽ trải qua 3 bước: lâm sàng, cận lâm sàng, tiến hành làm các xét nghiệm

  1. Khám lâm sàng: Để có đánh giá tổng quan về sức khỏe ở nữ giới. Là tiền đề để bác sĩ đưa ra các chỉ định khám ở bước tiếp theo.
  2. Khám cận lâm sàng: nữ giới được chỉ định làm một số chẩn đoán chuyên sâu hơn. Và được làm các dịch vụ khám chẩn đoán hình ảnh
  3. Xét nghiệm: Thông thường nữ giới sẽ được kiểm tra máu, nước tiểu và một số xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình hình sinh sản của mình.

2.Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Để khám sức khỏe sinh sản đạt hiệu quả, đánh giá khách quan nhất tình trạng của bạn cũng như để tiết kiệm thời gian. bạn cũng cần chuẩn bị thật chu đáo và ghi nhớ những lưu ý sau:

những lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Những điều nên là khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới  :

  • Khi kiểm tra sức khỏe sinh sản cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bảo hiểm, tình trạng sức khỏe, lịch chủng ngừa vaccine trước đây, tiền sử bệnh tật cá nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt, xuất tinh…
  • Khi đi khám nên ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Khi lấy nước tiểu xét nghiệm, nên vệ sinh sạch tay và bộ phận sinh dục ngoài, tay không chạm vào mặt trong của lọ. Nên đi tiểu vào bồn cầu, vài giây sau mới lấy nước tiểu đến khi được 2/3 lọ thì dừng.

Những điều không nên khi đi khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới

  • : Không nên thăm khám trong chu kỳ kinh nguyệt. Nên kiểm tra trước hoặc sau ngày có kinh ít nhất 7 ngày.
  • Người đang điều trị Tiểu đường không nên dùng thuốc hoặc tiêm Insulin vào sáng ngày lấy máu để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.  Riêng thuốc huyết áp vẫn sử dụng bình thường.
  • Không sử dụng các loại khoáng chất, vitamin hay thực phẩm chức năng trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
  • Nên nhịn ăn ít nhất 4 giờ trước khi siêu âm bụng. Chỉ uống nước lọc và nhịn tiểu khoảng 1 giờ để kết quả siêu âm chính xác hơn.
  • Phụ nữ có kinh, đang bị viêm tuyến vú, áp xe vú không nên chụp X – quang, siêu âm tuyến vú. Nên chụp X-quang vú vào ngày thứ 7 hoặc 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Vì lúc này nồng độ hormone Estrogen  trong cơ thể đã giảm xuống thấp, mô tuyến vú ít giữ nước, ít giãn nở.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.