YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG XÉT NGHIỆM AMH CHỈ SỐ AMH

 

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ AMH- Xét nghiệm AMH Chỉ số AMH  LÀ GÌ

1. Xét nghiệm AMH Chỉ số AMH là gì?

AMH là viết tắt của Anti-Mullerian Hormone, là tên một hormon được sản xuất bởi các tế bào hạt của nang noãn tiền hốc và nang noãn có hốc ở buồng trứng bắt đầu từ lúc thai 36 tuần tuổi. Các nang noãn có hốc tiếp tục chế tiết AMH cho đến giai đoạn có kích thước khoảng 4-6mm. Sau đó, các nang noãn ở buồng trứng bắt đầu trở nên nhạy cảm với FSH từ khoảng giai đoạn này trở đi, hoặc có thể sớm hơn (từ kích thước 2mm trở lên).

AMH phản ánh cả số nang noãn non đang phát triển và quần thể nang thủy nguyên hiện có trong buồng trứng của người phụ nữ. Do đó, AMH còn được xem là chỉ số đánh giá dự trữ buồng trứng, đồng thời có thể dự đoán được khả năng sinh sản của người phụ nữ trong hiện tại và tương lai. Chỉ số AMH cao nhất ở tuổi 25 và giảm dần theo thời gian.

AMH không bị dao động trong chu kỳ kinh nguyệt nên độ chính xác cao hơn tiêu chuẩn cũ là đo nồng độ FSH – thường dao động theo chu kỳ kinh nguyệt và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Vì vậy, cho đến nay xét nghiệm AMH là xét nghiệm chính xác nhất giúp đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng. Xét nghiệm AMH Chỉ số AMH

2. Chỉ số AMH bao nhiêu là bình thường?

Mặc dù nồng độ AMH không thay đổi theo chu kỳ kinh nhưng sẽ có sự sụt giảm theo tuổi hoặc bị tác động bởi các yếu tố bệnh lý, stress. Ở phụ nữ khỏe mạnh và dưới 38 tuổi, chỉ số AMH bình thường dao động trong khoảng từ 2,2 – 6,8 ng/ml .

Mức AMH thấp (1,0-1,5 ng/ml) cho thấy khả năng dự trữ buồng trứng suy giảm, tuy nhiên vẫn có cơ hội mang thai. Còn với AMH cực thấp (dưới 0,5ng/ml) cho thấy rất ít trứng dự trữ và khả năng thụ thai là một vấn đề đáng lo ngại.

Ngược lại, những ai có chỉ số AMH cao và quá cao (>10 ng/ml, thường gặp ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang), nếu không có các biện pháp can thiệp hiện đại thì khả năng có con là rất thấp. Xét nghiệm AMH Chỉ số AMH Đối tượng cần làm xét nghiệm AMH

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến AMH

  • Độ Tuổi
  • Tình trạng hút thuốc, uống rượu
  • Tình trạng béo phì
  • Buồng trứng đa nang
  • Sử dụng thuốc tránh thai
  • Hóa trị, xạ trị
  • Phẫu thuật một hoặc cả hai buồng trứng

4. Đối tượng cần làm xét nghiệm AMH

Phụ nữ cần xét nghiệm AMH khi mắc bệnh:

  • Vô sinh hiếm muộn
  • Buồng trứng đa nang
  • Suy buồng trứng sớm
  • Rối loạn kinh nguyệt, ít kinh, thưa kỳ và vô kinh
  • Theo dõi hiệu quả quá trình điều trị vô sinh
  • Ung thư buồng trứng
  • Tiên lượng mãn kinh

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.